Ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp
1. Ngữ pháp: ~ ㄴ/는가 싶다
~ ㄴ/는가 싶다: tôi nghĩ rằng, có vẻ như là, liệu rằng,…
~ ㄴ/는가싶다 là một từ độc thoại, một câu hỏi cho bản thân, dùng để diễn tả một suy đoán, một tình huống nào đó một cách mơ hồ.
~ ㄴ/는가 싶다 có thể được sử dụng với ~(으)ㄹ까 싶다 hay (으)ㄹ 듯 싶다.
Ví dụ:
● 그고마가밥을안먹는걸보니입맞는음식이없는가싶네요: Vì đứa trẻ kia không ăn cơm nên tôi nghĩ rằng món ăn không hợp khẩu vị của nó.
● 강아지가혼자있는걸보니주인을잃어버렸는가싶어요: Vì tôi thấy chú cún con có một mình, nên liệu rằng nó có đang bị lạc chủ.
2. Ngữ pháp: V/A 이다-건마는/건만/ (Động từ/ Tính Từ)
V/A 이다-건마는/건만/ ( Động từ/Tính Từ): tuy, thế nhưng, nhưng mà…..
Cấu trúc này dùng để diễn tả một sự việc hay một hành động khác với những mong đợi hoặc suy luận diễn ra ở mệnh đề phía trước.
Ví dụ:
● 화가나건마는그냥참았다. 어렸을때는꿈이많았건만이제는그꿈도다 사라졌습니다
Hồi bé tôi có nhiều ước mơ nhưng mà bây giờ đã không còn nữa.
3. Ngữ pháp: V/A-ㄹ 게 뻔하다
V/A-ㄹ 게 뻔하다 : thế nào cũng, biết ngay….
Ví dụ:
● 그책의제목을보니재미없을게뻔해요: Nhìn tựa đề là biết ngay cuốn sách này không thú vị rồi.
● 안봐도다알수있어.아직까지자고있을게뻔해: Không cần nhìn cũng biết ngay là vẫn đang còn ngủ.
4. Ngữ pháp V/A – 는/(으)ㄴ 나머지 = 너무 아/어서 – (으)ㄹ 수밖에 없다
Nghĩa là Vì quá …
Ví dụ:
● 성공을 위해 너무 열심히 일한 나머지 건강이 나빠졌어요.
Vì sự thành công mà anh ta làm việc quá chăm chỉ, sức khỏe ngày càng tệ.
● 한곳에 머무르는 시간이 짧은 나머지 제대로 구경도 못한다.
Thời gian ở lại 1 nơi quá ngắn, không thể ngắm cảnh hết được.
5. Cấu trúc (으)ㄴ들
Nghĩa là dù có … thì cùng.
Giả định vế trước là đúng thì cái đó cũng không gây cản trở gì cho việc xảy ra ở vế sau. Và đặc biệt ở cấu trúc câu này cuối nó thường hay viết dưới dạng câu hỏi.
A/V 있다/없다 + -(으)ㄴ들
Ví dụ:
● 누가 뭐라고 한들 자기 일만 잘하면 되지, 뭐.
Dù ai nói gì thì cứ làm giỏi việc của mình là được chứ sao.
N (Danh từ)+ -(이)ㄴ들
Ví dụ:
● 그렇게 좋은 환경에서 누군들 성공 못하겠습니까?
Trong điều kiện như vậy thì không phải ai cũng có thể thành công sao?
6. V는 둥 마는 둥 하다.
Sử dụng khi nói ai đó không toàn tâm toàn ý thực hiện trọn vẹn hành động nào đó mà chỉ thực hiện vội vàng, qua loa.
● 관심이 없는지 내 얘기는 듣는 둥 마는 둥 자기 일만 하고 있네요.
Không biết có phải bạn ấy không quan tâm không mà nghe câu chuyện của tôi qua loa và chỉ làm việc của mình.
● 버스가 떠난다는 안내 방송에 밥을 먹는 둥 마는 둥 하고 올라탔어요.
Khi cậu ấy nghe thông báo là xe bus chuẩn bị rời bến thì ăn cơm vội vội vàng vàng và lên xe.
● 서둘러 나오느라고 어머니께 인사도 하는 둥 마는 둥 했어요.
Vì vội vàng đi nên tôi cũng chỉ chào mẹ qua loa thôi.
● 어제 잠을 자는 둥 마는 둥 했더니 하루 종일 피곤해요.
Hôm qua vì ngủ chập chờn (qua loa, không ngon) vì thế nên cả ngày hôm nay tôi thấy mệt mỏi.
● 늦잠을 자는 바람에 아침밥은커녕 세수도 하는 둥 마는 둥 하고 나왔어요.
Vì ngủ dậy trễ mà ngay cả việc rửa mặt tôi cũng chỉ làm qua loa rồi đi chứ chưa nói gì là việc ăn cơm sáng.
* V는 둥 마는 둥 có thể sử dụng trong mẫu câu dự đoán tương lai.
● 직접 가서 부탁해도 들어줄 둥 마는 둥 한데 전화로 하면 되겠어요?
Việc trực tiếp tới gặp và nhờ vả cũng không biết họ sẽ giúp hay không nếu cậu chỉ gọi điện thoại thôi có được hay không vậy?
● 밤을 새워도 합격할 둥 마는 둥 한데 TV만 보고 있으니 한심해요.
Tôi thấy người ta thức đêm mà cũng không chắc sẽ thi đậu hay không vậy mà cậu chỉ coi Tv thôi tôi thấy thật đáng tiếc.
7. Ngữ pháp: 느니
Nội dung của mệnh đề sau 느니 được đánh giá tốt hơn nội dung của mệnh đề trước. Đôi lúc theo sau 느니 là phó từ 차라리 (tốt, tốt hơn). Từ gắn trước 느니 là động từ.
Ví dụ:
● 개 죽음을 하느니 차라리 남으로 죽는게 낫겠어요.
Chết vì người khác còn tốt hơn chết vô nghĩa.
● 그 아이를 기다리느니 내가 가지.
Tôi đi còn hơn đợi thằng bé đó.
● 그에게 일을 시키느니 네가 해.
Anh làm còn hơn là giao việc cho nó.
Khi có dạng ...느니…, …느니 thì nó được dùng như một sự trích dẫn dán tiếp nội dung tương phản trong nhiều câu chuyện của người khác. Mệnh đề sau 느니 tóm tắt tình huống của mệnh đề trước.
Ví dụ:
● 관광지로는 경주가 좋다느니, 설악산이 좋다느니, 말이 많아요.
Về địa điển tham quan thì người này nói Kyongju tốt, người kia nói Sonraksan tốt.
● 두 사람이 가느니 안 가느니 야단이다.
Hai người cãi lộn nhau về việc đi hay không đi.
8. -건 -건
Khi sử dụng hình thức ‘건건’ thể hiện việc dù có lựa chọn trường hợp nào cũng ko có vấn đề gì, không liên quan, ko quan trọng. Lúc này thường xuất hiện động từ hoặc tính từ có ý nghĩa tương phản.
● 친구가 가건안 가건상관없이 나는 갈 것이다.
Không liên quan gì đến việc bạn đi hay không đi thì tôi cũng sẽ đi
● 한국어를 배웠건안 배웠건저희 학교에 입학하려면 시험을 봐야 해요.
Dù có học tiếng Hàn hay không học thì để vào đậu vào trường của tôi đều phải trải qua kì thi.
● 내가 어디에 가건 상관하지 마세요.
Tôi có đi đâu thì cũng đừng quan tâm.
● 저는 일찍 자건 늦게 자건 매일 같은 시간에 일어나요
Dù ngủ sớm hay muộn thì tôi vẫn thức dậy đúng giờ
● 그일을스스로했건다른사람의도움을받아서했건중요한것은기한내에 끝냈다는 거예요.
Dù công việc đó tự làm hay là nhờ sự giúp đỡ của người khác thì việc quan trọng là đã hoàn thành đúng kì hạn.
9. A/V ㄴ/는다기보다는
Thường dùng với động từ, tính từ diễn tả ý nghĩa không phải cái này mà là cái kia.
● 가: 오늘도 라면을 드시네요? 라면을 정말 좋아하나 봐요.
Hôm nay cũng ăn mì hả? Có vẻ rất thích mì đấy nhỉ?
● 나: 좋아해서 먹는다기보다는 편해서 먹는 거예요.
Không phải vì thích nên ăn mà là vì tiện nên ăn.
● 화가 났다기보다는 좀 짜증이 났어요.
Không phải tức giận mà là hơi bực bội thôi.
● 재미없다기보다는 의미있는 영화인 것같아요.
Không phải không hay mà dường như là bộ phim có ý nghĩa.
10. Ngữ pháp 보고
Ngữ pháp này dùng để chỉ ra người chịu trực tiếp tác độngbởi hành động, nhờ và, gợi ý hoặc mệnh lệnh sai khiến. Ngữ pháp này được dùng trong văn nói, khi trích dẫn lời nói.
Ví dụ:
● 요즘아들이며칠계속늦게들러왔더니, 남편이아들보고(더러)(한테)일찍집에 들어오라고 했다.
Gần đây thằng con hay về muộn, chồng đã bảo thằng con rằng hãy về nhà sớm.
● 난 씨가 열심히 음식을 만들었는데, 남편이 난 씨보고(더러)(한테)요리 학원에라도 다냐야겠다고 했다.
Lan đã chuẩn bị đồ ăn rất chăm chỉ, nhưng chồng đã bảo Lan chắc phải đi đến trung tâm học nấu ăn.
● 화씨가훙씨보고이매운음식을먹어보고(더러) (한테)해서훙씨가매우 곤란해했다.
Hùng đã rất bối rối vì Hoa bảo Hùng hãy ăn thử món ăn cày này. Lưu ý và mở rộng về 보고
● Một ngữ pháp khác được dùng tương tự/ có thể thay thế 보고 là 더러. 보고 và 더러 là anh em song sinh cùng mẹ khác cha.
● Ngoài ra 보고 cũng còn có thể được thay thế bằng 한테~ vâng nói đến đây thì có thể thấy 보고 chả quý giá gì và bị thay thế được bởi nhiều thằng khác : )). Tuy nhiên nếu câu đó không phải một dạng câu trích dẫn thì dùng 보고 hay 더러 là sai đấy nhé. Nên là đừng thấy dùng 한테 được thì tháy 보고 được.
Ví dụ:
요즘 화 씨보고 무슨 일 있나요? (Sai) → 요즘 화 씨한테무슨 일 있나요? (Đúng).
Tài liệu Ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp pdf
Tổng hợp phương pháp học ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp hiệu quả nhất
11. Ngữ pháp 는/ㄴ다니까 (요)
V~는다니까(요) (Tôi đã nói rằng…)
V~ㄴ다니까(요) (Tôi đã nói rằng…)
A~다니까(요) (Tôi đã nói rằng…)
N~(이)라니까(요) (Tôi đã nói rằng…)
Cấu trúc này dùng để lặp lại và nhấn mạnh những gì bạn đã nói trước đó.
Cách cấu tạo:
Thì hiện tại
Đối với tính từ: Thêm 다니까 (요)
Ví dụ:
● 바쁘다 (bận)
● —> 바쁘다니까! (Tôi đã nói là tôi đang bận.) (Nói suồng xã)
● —> 바쁘다니까요! (Tôi đã nói là tôi đang bận.) (Nói lịch sự) Đối với động từ:
Nếu thân động từ có 받침 thì thêm 는다니까(요)
Ví dụ:
● 먹다 (ăn) —> 먹는다니까(요) (Tôi đã nói là tôi đang ăn.)
● Nếu thân động từ không có 받침 thì thêm ㄴ다니까(요)
● 모르다 (không biết) —> 모른다니까(요) (Tôi đã nói là tôi không biết.) Thì quá khứ
Động từ và tính từ
Cả động và tính từ đều thêm đuôi 았/었/였 + 다니까(요)
● 몰랐다니까요. (Tôi đã nói là tôi đã không biết.)
● 벌써 다 했다니까요. (Tôi đã nói là tôi đã làm hết tất cả rồi.)
● 진짜 맛있었다니까요. (Tôi đã nói là (thức ăn) thực sự rất ngon.)
Với danh từ
Nếu danh từ có 받침 thì thêm 이라니까(요)
● 학생 (học sinh) —> 학생이라니까요. (Tôi đã nói tôi là học sinh)
Nếu danh từ không có 받침 thì thêm 라니까(요)
Thì tương lai
Thì tương lai được cấu tạo V~(으)ㄹ 거. Vì 거 là danh từ nên tuân theo quy tắc cấu tạo với danh từ ở trên, tức là:
V~(으)ㄹ 거라니까(요).
Ví dụ:
● 가다 (đi)
● —> 갈 거예요. (Tôi sẽ đi.)
● —> 갈 거라니까요. (Tôi đã nói là tôi sẽ đi.) Thể mệnh lệnh
Nếu thân động từ có 받침 thì thêm 으라니까(요).
● 잡다 (bắt lấy) —> 잡으라니까(요)! = Tôi đã nói là hãy bắt lấy! Nếu thân động từ không có 받침 thì thêm 라니까(요).
● 보다 (nhìn) —> 보라니까(요)! = Tôi đã nói là hãy nhìn đi!
12. Ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp: 에 의하면
● Cách dùng: Danh từ + 에 의하면
● Là hình thái kết hợp giữa trợ từ 에 với dạng chia của động từ 의하다. Vế sau là lời dẫn và cuối câu thường dùng hình thái cách nói gián tiếp.
● Diễn tả ý nghĩa: Nếu lấy sự việc nào đó làm căn cứ thì… Chỉ kết hợp với những danh từ có thể lấy làm căn cứ.
● Nghĩa: Theo, theo như…. Ví dụ:
● 일기 예보에 의하면 내일은 갠대요.
Theo như dự báo thời tiết nói rằng thì ngày mai trời quang mây.
● 그 학생 말에 의하면 도서관에는 항상 자리가 없다고 해요.
Theo như lời học sinh đó nói thì ở thư viện luôn không có chỗ trống.
● 믿은 말한 소식통에 의하면 이 회사 사장이 바뀐다던데요.
Theo nguồn tin tức đáng tin cậy thì giám đốc công ty này đã được thay đổi.
● 정부 발표에 의하면 내년부터는 물가가 안정될 거라고 하더군요.
Theo như phát biểu của chính phủ thì từ năm sau vật giá sẽ được ổn định.
● 신문에 의하면 고등학교 졸업자들이 취업율이 상당히 높아졌대요.
Theo báo chí thì những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có tỉ lệ xin được việc làm đã tăng khá cao.
13. Danh từ phụ thuộc 바
Giống như 것, 줄, 수 … danh từ phụ thuộc 바 cần phải đi kèm với định ngữ và tùy vào cách kết hợp mà cho ý nghĩa khác nhau.
-(으)ㄴ/는 바
Sau 바 không có trợ từ hay động từ thì ý nghĩa của 바 trong trường hợp này là thể hiện mệnh đề trước đưa ra điều kiện, căn cứ, bối cảnh. Chủ yếu được dùng nhiều trong các công văn, tài liệu.
● 설문조사를 한 바, 그 결과는 다음과 같다.
Dựa vào điều tra, kết quả như sau.
● 지역 주민의 갈등이 심화되고 있는 바 이를 풀 수 있는 처방이 필요하다.
Mâu thuẫn của người dân khu vực đang trở nên nghiêm trọng, cần phải có giải pháp giải quyết vấn đề này.
-(으)ㄴ/는/(으)ㄹ 바
Sau 바 có trợ từ và thể hiện là chủ ngữ, tân ngữ, phó từ thì nó giống 것, 일 mang nghĩa là việc hoặc nội dung của sự việc phía trước.
● 이 작품에 대해서는 아직 자세히 연구된 바가 없다.
Vẫn chưa có có nghiên cứu cụ thể về tác phẩm này.
● 그는 자기가 생각하는 바를 체계적으로 말한다.
Anh ta nói một cách hệ thống những gì mình suy nghĩ.
● 오빠는 맛없는 음식을 사 먹을 바에는 집에서 라면이나 먹자고 했다.
Anh nói rằng nếu mua món ăn không ngon thì ở nhà ăn mì.
● 네가 알 바가 아니다: Không phải cái cậu nên biết.
● 다 아는 바와 같이 … Giống như mọi người đã biết
● 평소에 느낀 바를 말해라: Hãy nói những gì bình thường cảm nhận.
-(으)ㄹ 바를 모르다
Thể hiện phương pháp, tương tự như -(으)ㄹ 줄 모르다
● 나는 선생님의 칭찬이 황송해서 몸 둘 바를 몰랐다.
Tôi ngượng vì lời khen của giáo viên, không biết giấu mình vào đâu.
● 어디가 아픈지 알 수 없으니 어찌할 바를 모르겠어.
Không biết đau ở đâu nên cũng không biết làm thế nào. 는 바이다
Mang nghĩa nhấn mạnh chủ trương.
● 박 대리가 회의에서 낸 의견에 나도 동의하는 바이다.
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của trợ lý Park trong buổi họp.
● 말뿐인 사과보다는 실질적인 보상을 요구하는 바입니다.
So với việc chỉ xin lỗi bằng lời thì yêu cầu bồi thường thực tế tốt hơn.
-(으)ㄹ 바에야 / -(으) 바에는 (차라리)
Thà làm vế sau còn hơn vế trước.
● 어차피 쓰지 못할 바에는 버리는 게 낫다.
Thà vứt đi còn hơn là không thể sử dụng.
● 하루종일 누워만 있을 바에야 차라리 밖으로 나가요.
Thà ra ngoài còn hơn chỉ nằm cả ngày.
14. Ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp: (으)ㄴ/는 이상: Nếu đã thì
(으)ㄴ/는이상 – Vì nội dung ở vế trước đã được định sẵn hoặc vì là một sự thật hiển nhiên nên tình huống của vế sau xảy ra là một việc đương nhiên hoặc buộc phải làm như thế đó.
“Nếu/một khi..thì phải” ” Nếu đã…thì phải”.
* Ngữ pháp tương đồng có thể thay thế nó “는한“. Nhưng hãy nhớ một điều sau “는한” thì không dùng quá khứ.
● 약속을 한 이상 약속을 지켜야 한다.
Một khi đã hứa phải giữ lời.
● 살아있는 이상 일을 해야한다.
Đã sống(còn sống) thì phải làm việc.
● 네가 여기 있는 이상 한국어를 공부해야 해.
Nếu cậu ở đây thì phải học tiếng Hàn.
● 내가 온 이상 이제 걱정히지 마라.
Mình đã đến rồi nên đừng lo lắng nữa.
● 앞으로 담배를 끊지 않는 이상 건강을 장담할 수 없어요.
Sau này anh không bỏ thuốc lá thì sức khoẻ anh tôi không đảm bảo được.
● 그가 싫은 이상 같이 살 이유가 없다.
Một khi đã ghét thì không còn lý do sống chung.
● 너무 힘들어서 대학원 공부를 포기하고 싶어요. 시작한 이상 끝을 내야지요.
Vì quá mệt mỏi nên tôi muốn bỏ việc học cao học, nhưng đã bắt đầu thì phải kết thúc.
Chúc mừng bạn đã vượt qua 14 ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp, Cùng mình tiếp tục ngữ pháp phần 2 link bên dưới bạn nhé!
👉 Học tiếp ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp phần 2
Bài viết liên quan:
- Ngữ pháp tiếng Hàn dành chop Topik
- Ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp
- Ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp
- Mẹo học ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp dễ nhất
Theo dõi Fanpage để nhận chia sẽ mới nhất!
Nguồn tài liệu ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp: Sưu tầm Internet